Thực hiện công văn số 12/ UBND-VX ngày 24/2/2010 của UBND quận Sơn Trà về việc Triển khai đề án " Thực hiện mục tiêu không có học sinh bỏ học" trên địa bàn quận Sơn Trà đến năm 2015.
- Thực hiện công văn số 122/GD ĐT- THCS ngày 1/3/2010 của phòng giáo dục đào tạo quận Sơn Trà về việc tô chức phụ đạo học sinh yếu.
- Căn cứ vào kết quả chất lượng giáo dục 2 mặt HKI, BGH trường THCS nguyễn Chí Thanh đã đề ra các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục Học kỳ II năm học 2010-2011 như sau:
A/ Mục tiêu :
- Không có học sinh bỏ học do hoàn cảnh gia đình khó khăn .
- Huy động học sinh bỏ học giữa chừng trở lại trường, duy trì kết quả phổ cập Tiểu học, THCS.
- Nâng cao chất lượng dạy học ở tất cả các môn học, ở các khối lớp, đặc biệt là khối lớp 9, phân luồng học sinh sau THCS. Tăng cường công tác giáo dục toàn diện, hạn chế tình trạng học sinh lưu ban, ngăn chặn tình trạng học sinh bỏ học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo trong nhà trường.
- Đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra. Khắc phục cách học đọc chép một chiều, học thuộc lòng để đối phó thi, kiểm tra.
- Đẩy mạnh phong trào thi đua: "Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực" với các hình thức hoạt động cụ thể thu hút học sinh gắn bó với nhà trường, nhận thức được " mỗi ngày đến trường là một niệm vui"
B/ Nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện:
I/ Đối với học sinh:
1. Học sinh bỏ học :
- Tiếp nhận học sinh bỏ học có nguyện vọng đi học lại, tổ chức kiểm tra, phân loại học lực theo từng môn học, GVBM phối hợp với giáo viên chủ nhiệm kèm cặp giúp đỡ các em theo kịp chương trình, có giải pháp giáo dục đặc biệt để cảm hoá giáo dục học sinh hư, cá biệt.
- GVCN lớp trực tiếp tiếp xúc với phụ huynh học sinh để nắm chính xác nguyên nhân bỏ học, nguyện vọng của học sinh, phụ huynh từ đó có cơ sở vận động, đề xuất biện pháp giải quyết giúp đỡ đối với từng trường hợp.
- Hàng tuần, GVCN phải trực tiếp báo cáo với BGH về tình hình duy trì sĩ số học sinh, tên học sinh nghĩ học dài ngày, đi học không chuyên cần để phối hợp với các ban ngành đoàn thể trong và ngoài nhà trường giải quyết.
- Đối với học sinh yếu kém: Dựa trên cơ sở xếp loại Học lực HKI, GVBM lập danh sách, xác định mức độ và nguyên nhân yếu kém từng môn đối với mỗi học sinh từ đó xây dựng và thực hiện kế hoạch phụ đạo giúp đỡ học sinh yếu kém vươn lên trong học tập. GVBM lớp nào trực tiếp phụ đạo học sinh lớp đó để tiện việc theo dõi sự tiến bộ của các em.
- GVCN xây dựng đôi bạn học tập để các em giúp đỡ nhau trong học tập và rèn luyện, phân công học sinh có học lực khá giúp đỡ những bạn học yếu, hàng tháng có nhận xét khen thưởng.
- GVCN tăng cường giám sát chuyên cần học tập của học sinh, thường xuyên theo dõi sổ đầu bài, sổ gọi tên ghi điểm để nắm tình hình học tập hoạt động của lớp. Thường xuyên liên hệ chặt chẽ với PHHS yêu cầu họ phối hợp trong công tác giáo dục .
2/ Đối với học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn :
- GVCN tìm hiểu chính xác hoàn cảnh học sinh có gia đình khó khăn, báo về BGH để có giải pháp hỗ trợ thiết thực, hiệu quả, ngăn chặn không để tình trạng học sinh bỏ học vì kinh tế gia đình khó khăn.
- BGH nhà trường báo cáo với chính quyền địa phương, kêu gọi sự hỗ trợ của các hội đoàn thể, các tổ chức khuyến học hỗ trợ học bổng và điều kiện học tập, miễn giảm các khoản đóng góp cho các em thuộc đối tượng này.
3/ Đối với học sinh yếu kém lười học, ham chơi, học sinh cá biệt:
- GVCN thường xuyên phối hợp với cha mẹ học sinh trong diện này để thông báo tình hình học tập rèn luyện của từng học sinh và bàn biện pháp giáo dục đặc biệt để cảm hoá giáo dục, phối hợp với Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, giúp đỡ các em trong học tập và hướng các em đến việc gắn bó hơn với nhà trường.
- Với học sinh lớp 9, nhà trường sẽ tiếp tục tổ chức phụ đạo sau khi kiểm tra học kỳ II, tăng giờ học 3 môn Toán, Văn, Anh, tạo điều kiện tốt nhất cho các em thi tuyển vào lớp 10.
II/ Đối với giáo viên
- Xây dựng kế hoạch dạy học tích hợp với giáo dục kết hợp "Dạy và Dỗ ". Thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc trưng từng môn học, đặc điểm của học sinh, phối hợp hoạt động dạy với hoạt động học theo hướng phát huy tính tự học của học sinh. Thường xuyên dự giờ, trao đổi với đồng nghiệp nâng cao năng lực chuyên môn, xây dựng đạo đức nghề nghiệp, tận tuỵ với công việc, hết lòng vì học sinh thân yêu, quan tâm đặc biệt đến đối tượng học sinh yếu kém, tự chịu trách nhiệm với kết quả học tập và rèn luyện của học sinh.
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách toàn diện công bằng khách quan, khuyến khích động viên mọi sự nỗ lực của các em dù ở mức độ nhỏ nhất.
- GVBM phối hợp với GVCN giám sát việc học tập và rèn luyện của học sinh, phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học và giáo dục.
III/ Đối với cán bộ quản lý :
- Tổ chức tốt các lớp học phụ đạo, chuẩn bị cho học sinh kiểm tra học kỳ II và xét tốt nghiệp THCS đạt kết quả.
- Tăng cường cường công tác kiểm tra tình hình giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, tăng cường công tác dự giờ, kiểm tra toàn diện hoạt động sư phạm nhà giáo, có biện pháp chấn chỉnh giáo viên thiếu tinh thần trách nhiệm, giảng dạy kém hiệu quả , thiếu sự quan tâm giúp đỡ đối với học sih yếu kém có hoàn cảnh gia đình khó khăn.
- Làm tốt vai trò tham mưu với các ban ngành đoàn thể để hạn chế học sinh lưư ban, ngăn chặn học sinh bỏ học.